Việc nói thẳng với sếp rằng bạn đang có ý định tìm kiếm công việc mới trong khi bạn còn đang là nhân viên của họ sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro. Bạn có thể sẽ phải chịu nhiều áp lực từ lãnh đạo trong quá trình làm việc và thậm chí sẽ phải ra đi khi bản thân bạn chưa sẵn sàng. Sẽ khó có một nhà quản lý nào vị tha đến mức sẵn sàng bỏ qua những toan tính của một nhân viên hưởng lương của mình nhưng lại giành thời gian và tâm thế cho mục đích tìm kiếm công việc mới.
Cách tốt nhất là bạn cứ chăm chỉ làm việc và hoàn thành tốt những công việc được giao. Ngoài thời gian làm việc, bạn mới nên đi tìm việc mới. Như thế, bạn sẽ để lại ấn tượng tốt cho mọi người trước khi đã ra đi. Hơn thế nữa, bạn sẽ rất có thể được sếp giành cho những lời nhận xét giá trị, thậm chí rất ấn tượng nếu bạn cần xác nhận vào bản lý lịch nghề nghiệp của mình.
Bên cạnh đó, hãy tìm kiếm công việc mới một cách tế nhị và kín đáo. Nếu được hẹn phỏng vấn, bạn cố gắng sắp xếp vào ngoài thời gian làm việc hoặc vào ngày nghỉ để không ảnh hưởng đến công việc hiện tại. Tuyệt đối không dùng điện thoại và máy tính ở cơ quan để phục vụ cho mục đích xin việc.
2. Đa số các bạn bè của mình đều kiếm được những công việc lý tưởng với những vị trí rất phù hợp. Còn mình thì vẫn “dậm chân tại chỗ” từ 3 năm nay. Lúc mới vào công ty, mình rất yêu thích công việc, nhưng giờ đây đã đến lúc mình muốn có một sự thay đổi. Mình có nên đề nghị sếp thăng chức cho mình?
Tôi rất hiểu những băn khoăn của bạn. Có nhiều lý do giải thích vì sao bạn chưa được thăng chức, chẳng hạn như công ty bạn đang gặp khó khăn về tài chính, nhân sự; bạn làm việc lâu năm cho công ty nhưng chưa chứng tỏ được năng lực, chưa tỏ ra thật sự xuất sắc; những cư xử hàng ngày của bạn khiến sếp chưa “ưng”; thái độ làm việc của bạn chưa cao;…
Vấn đề quan trọng hơn cả là bạn có còn yêu thích công việc đó không? Nếu bạn cảm thấy vẫn muốn gắn bó với công việc nhưng muốn thay đổi vị trí trong công ty, hãy mạnh dạn đàm phán với sếp. Và khi đó, hãy tham khảo những lời khuyên “vàng ngọc” sau đây:
– Lựa chọn thời điểm phù hợp nhất, chẳng hạn: bạn vừa hoàn thành xuất sắc một dự án lớn, vừa nhận một nhiệm vụ mới với nhiều trọng trách. Nên nhớ là đừng đưa ra yêu cầu tăng lương, lên chức trong giai đoạn công ty đang gặp khó khăn, nhất là khó khăn về tài chính.
– Thể hiện tầm quan trọng của bản thân: Hãy tế nhị, khéo léo nhấn mạnh những thành tích của mình liên quan đến sự thành công của công ty, doanh nghiệp. Một khi sếp đã thừa nhận tầm quan trọng của bạn thì không có lý do gì để không đáp ứng mọi yêu cầu chính đáng của bạn.
– Sẵn sàng, bình tĩnh và kiên trì trong thương lượng.
Theo Ninemsn