Học tổng thống Obama cách sử dụng điện thoại.

Tổng thống mới đắc cử của Mỹ đã phải trầy trật giữ chiếc điện thoại của mình khi “người ta định cướp nó khỏi tay tôi” như ông nói. Đối với Obama, điện thoại là một phương tiện để kết nối nắm bắt tình hình thực tế cuộc sống. Ấy thế nhưng trong khi có không ít nhà quản trị muốn “quẳng” ngay chiếc điện thoại của mình xuống sông.

Xin nói rằng, cuộc đấu tranh của ông Obama để giữ chú dế yêu trong tay mình chính là bài học quý báu đối với các nhà lãnh đạo cấp cao. Obama từng nói việc mọi người chỉ có ca tụng bạn, nghiêm trang chào bạn khi bạn bước vào phòng chỉ là điều ảo tưởng và người lãnh đạo cần bước ra khỏi sự hão huyền đó. Thực tế, thì các CEO không hề được bảo vệ như Tổng thống, chính vì thế, sau mỗi đợt cổ phiếu “chạm đáy”, rất nhiều CEO sử dụng văn phòng của mình là nơi để lẩn tránh. Họ nấp mình ở một góc văn phòng và hạn chế tiếp xúc. Điều đó có thể là một lý do khiến nhiều công ty bị “ngã ngựa” trong cuộc suy thoái kinh tế gần đây. Làm thế nào để tránh điều tồi tệ này xảy ra khi công ty bạn đang trong cơn “nước sôi, lửa bỏng”. Dưới đây là một vài “bật mí” nhỏ:
Biến lắng nghe thành một thói quen:
Tất cả mọi nhà lãnh đạo cấp cao đều có thể nói rất tốt. Nhưng có một điều họ không thực hiện được, đó là lắng nghe. Việc đồng cảm, đặt mình vào vị trí của nhân viên và khách hàng là rất quan trọng. Nó giúp bạn có cái nhìn cụ thể vào từng ngõ ngách của vấn đề trước khi người ta thêu dệt nó theo hướng tích cực hoặc tiêu cực. Lãnh đạo giỏi là những người có bạn ở tất cả mọi cấp của một tổ chức. Đó chính là những người mà chúng ta có thể dựa vào đó để tác động trực tiếp.
Tới thăm khách hàng:
Những chuyến viếng thăm trực tiếp có ý nghĩa khích lệ vô cùng lớn đối với khách hàng của bạn. Cách đây một vài năm, một công ty hàng đầu đã mất đi lượng lớn các nhà phân phối chính. Đó là bởi “xa mặt cách lòng”. Thế nhưng vị CEO của công ty này đã không lãng phí thời gian để gặm nhấm những cảm xúc đau đớn về sự mất mát đó. Ông liền tiến hành một cuộc gặp cá nhân tới tất cả những nhà phân phối, thuyết phục họ tiếp tục là người phối phối dòng sản phẩm cho công ty. Các chuyến thăm cá nhân nhấn mạnh rằng bạn qua tâm tới những gì khách hàng quan tâm, đồng thời nêu bật được thông điệp: sản phẩm và dịch vụ của bạn đã có tác động thế nào đối với họ.
Có mặt ở những sự kiện dành cho nhân viên:
Cũng giống như các chính trị gia luôn luôn tìm cách tạo ra sự xuất hiện tích cực trước các phương tiện truyền thông, các nhà lãnh đạo cũng cần phải có mặt trong những sự kiện dành cho nhân viên, dù đó là bữa tiệc nhân ngày nghỉ lễ hay là những buổi tụ họp thân mật trong ngày hè. Nó từ lâu đã trở thành trào lưu của các CEO và đội ngũ hàng đầu của vị CEO đó sẽ là người phục vụ đồ ăn tại những sự kiện này. Đây là chiêu cũ rích ư? Rõ là vậy. Tuy nhiên, nếu như bạn quan sát thấy gương mặt của họ như thế nào khi được phục vụ, bạn sẽ thấy phút giây diễn ra sự “kết nối”. Đó quả là một động tác đáng giá.
Đối với tân Tổng thống Mỹ Obama, ít nhất trong chiêu bài của Cơ quan Tình báo, để đảm bảo an ninh quốc gia, ông cần phải hạn chế thói quen email. Lý tưởng nhất, người đứng đầu nước Mỹ có thể thành lập một kênh truyền thông trái chiều như tất cả các Tổng thống đã từng làm. Như vậy, Obama có thể có thể có được những ý kiến và những lời khuyên nguyên gốc (không qua bất cứ một bộ lọc nào hết), cũng như kiểm soát được tình hình thực tế như mong muốn. Câu chuyện của ông Obama là bài học cho bất cứ một nhà lãnh đạo nào. Vì vậy, xin nhắc lại, hãy kết nối với những đối tượng mà bạn phục vụ: khách hàng, ông chủ và các bản báo cáo trực tiếp.

Theo Lãnh Đạo