1. Lường trước các rắc rối
Trong nhiều trường hợp, rắc rối nảy sinh vì các kịch bản cho tình huống xấu nhất đã không được cân nhắc từ trước. Một nhà lãnh đạo tiên phong sẽ lường trước những tình huống không theo ý muốn và nghĩ tới các giải pháp xử lý nhanh nhất có thể.
Với vai trò giám sát dự án, người lãnh đạo phải lường hết các cạm bẫy có thể làm hỏng hoặc chậm tiến độ của dự án. Ví dụ điển hình về sự chuẩn bị kém chính là thảm họa tràn dầu của hãng BP năm 2010. Công ty dầu mỏ này đã không chuẩn bị trước cho tình huống một vụ rò rỉ dầu có thể xảy ra gần đáy biển. Sự thiếu chuẩn bị để ngăn chặn và làm sạch dầu đã ngốn của BP 632 triệu $. Nếu lường trước được những rủi ro, BP có thể đã có sẵn một giải pháp để ngăn chặn nhanh vụ rò rỉ. Cùng với việc tích cực làm sạch môi trường biển, công ty này hiện cũng đang phải tích cực gột rửa danh tiếng. Kể từ sau thảm họa tràn dầu này, BP đã ban hành một bản báo cáo về những bài học họ rút ra được để có thể chủ động hơn trong việc đối phó với các vấn đề tương tự trong tương lai. Khi bạn gặp các vấn đề, hãy ghi chép lại những bài học mình có thể rút ra từ những tình huống đó.
2. Đào tạo các nhân viên
Để chuẩn bị cho tất cả các tình huống có thể xảy ra, một nhà quản lý phải đảm bảo rằng các nhân viên của mình đều đã được đào tạo để có thể giải quyết mọi tình huống. Sẽ là quá muộn nếu khi phát sinh một vấn đề thì lãnh đạo mới gửi nhân viên đi đào tạo. Việc đào tạo và chuẩn bị phải diễn ra từ trước và phải được thực hành liên tục. Ví dụ mọi nhân viên phải được đào tạo và tập huấn cách chữa cháy từ trước và biết chỗ thoát hiểm. Nếu không, khi đám chảy xảy ra sẽ có người bị thương nghiêm trọng. Đào tạo về các trách nhiệm liên quan đến nghề nghiệp cũng tương tự như vậy. Đào tạo và thực hành là cách duy nhất để tránh các thảm họa có thể xảy ra.
3. Khuyến khích các nhân viên làm việc cùng nhau
Khi các nhân viên làm việc theo nhóm, nhà lãnh đạo có thể thu thập thông tin dễ dàng hơn thông qua các trưởng nhóm. Mỗi thành viên của nhóm sẽ chịu trách nhiệm trở thành “chuyên gia” của phần việc mà họ phụ trách trong dự án. Thêm nữa, mọi thành viên trong nhóm sẽ tạo được nguồn năng lượng khi làm việc cùng nhau và nguồn năng lượng đó còn có thể được duy trì cho đến khi dự án kết thúc.
4. Tạo động lực cho nhân viên
Sẽ có những lúc bạn thấy nhân viên của mình có thái độ chán nản, uể oải. Thái độ tiêu cực đó sẽ làm trì trệ công việc cả văn phòng của bạn. Là người lãnh đạo chủ động, đây là lúc bạn phải triệu tập một cuộc họp để tái tạo sự hứng khởi trong đội ngũ của mình. Tạo động lực cho nhân viên với các hoạt động xây dựng nhóm hoặc các buổi lấy ý kiến. Đừng chờ tới khi hạn chót của dự án đã qua mới nhận ra rằng đội ngũ của bạn cần thêm động lực.
5. Đặt ra các mục tiêu quyết liệt
Hãy đặt cho nhân viên những thời hạn chót thật quyết liệt cho các dự án. Các mục tiêu bạn đặt ra phải thật quyết liệt nhưng cũng phải khả thi. Nhớ rằng, nhân viên cũng có cuộc sống riêng nên đừng bắt họ làm việc quá sức để hoàn thành dự án. Song bạn cũng phải kiên quyết phải loại bỏ mọi sự trì hoãn bằng cách giới hạn thời gian hoàn thành.
Theo Baomoi